4. Ngành Thú y

Ngành: Thú y (Veterinary Medicine)
 
Mã số: 9640101

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Thú y phải đáp ứng mục tiêu của cấp học tiến sĩ do Nhà nước Việt Nam quy định là “Đào tạo tiến sĩ Thú y là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa và tham gia quá trình đào tạo trong lĩnh vực thú y”.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Năng lực chuyên môn Chuẩn đầu ra
Kiến thức – Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành Thú y; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành nghiên cứu; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường; có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong lĩnh vực thú y.
Kỹ năng – Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn; có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế trong lĩnh vực thú y.
– Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm cả việc trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Có thể giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo với người bản ngữ. Có thể viết được các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành; có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, phân tích quan điểm về sự lựa chọn các phương án khác nhau trong lĩnh vực thú y.
Thái độ – Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới trong lĩnh vực thú y.
 

III. DANH MỤC NGÀNH ĐÚNG, NGÀNH GẦN 

Ngành đúng Ngành gần Các môn bổ túc kiến thức ngành gần Số tín chỉ
1. Thú y 1. Chăn nuôi 1. Vi khuẩn học và nấm học thú y 2
  2. Động vật học 2. Virus học thú y 2
    3. Miễn dịch học thú y 2
    4. Bệnh lý học thú y 2
    5. Dịch tễ học thú y 2
    6. Bệnh truyền nhiễm thú y 2

IV. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN VÀ CHUYÊN ĐỀ

TT Học phần Số tín chỉ Giảng viên đảm nhận
Học phần bắt buộc (2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Thiết kế và phân tích thí nghiệm thú y 2 PGS.TS. Phạm Hồng Sơn
2 Miễn dịch học và vắc xin 2 PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân
Học phần tự chọn (chọn 2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Chẩn đoán lâm sàng thú y nâng cao 2 TS. Vũ Văn Hải
2 Chẩn đoán xét nghiệm thú y 2 PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa
3 Dịch tễ học thú y ứng dụng 2 TS. Trần Quang Vui
4 Quản lý chất thải trong chăn nuôi và thú y 2 TS. Lê Văn Phước
5 An toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật 2 TS. Nguyễn Văn Hưng
Chuyên đề tự chọn (chọn 3 chuyên đề = 6 tín chỉ)
1 Độc lực và cơ chế tác động của các nhóm độc lực của vi khuẩn E. coli và Salmonella 2 PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa
2 Một số bệnh phổ biến trên lợn 2 TS. Vũ Văn Hải
3 Hội chứng hô hấp sinh sản trên lợn 2 PGS.TS. Phạm Hồng Sơn
4 Viêm thanh khí quản trên gia cầm 2 PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa
5 Lở mồm long móng, thực trạng và phương pháp phòng chống 2 PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa
6 Theo dõi giám sát dịch bệnh vật nuôi 2 TS. Lê Văn Phước
7 Hội chứng tiêu chảy ở vật nuôi 2 TS. Đinh Văn Dũng
8 Hội chứng viêm đường hô hấp ở lợn 2 PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân
9 Kháng kháng sinh ở vi khuẩn 2 PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa
10 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu trong dịch tễ học 2 TS. Trần Quang Vui
11 Đo lường tần suất dịch bệnh và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến dịch 2 TS. Trần Quang Vui
12 Các yếu tố bề mặt của virus: tác động đến động vật ký chủ và cuộc chiến chống virus 2 PGS.TS. Phạm Hồng Sơn
13 Các phương pháp xác định độc lực của virus 2 PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân
14 Kháng thể dịch thể đặc hiệu 2 PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân
15 Vaccine 2 PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân
16 Ký sinh trùng đường ruột 2 GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan
17 Ký sinh trùng đường máu 2 TS. Phan Văn Chinh
18 Sinh sản và bệnh học sinh sản 2 TS. Phan Vũ Hải
19 Rối loạn dinh dưỡng ở bò sữa 2 PGS.TS. Nguyễn Quang Linh
TS. Đinh Văn Dũng
20 Biến đổi bệnh lý các bệnh truyền nhiễm 2 TS. Vũ Văn Hải
21 Tiểu luận tổng quan 6 Người hướng dẫn
22 Luận án 70 Người hướng dẫn