7. Ngành Chăn nuôi

Ngành: Chăn nuôi (Animal Production)
 
Mã số: 9620105

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Năng lực chuyên môn Chuẩn đầu ra
Kiến thức – Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành chăn nuôi; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành nghiên cứu; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường; có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong lĩnh vực chăn nuôi.
Kỹ năng – Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn; có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế trong lĩnh vực chăn nuôi.
– Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm cả việc trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Có thể giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo với người bản ngữ. Có thể viết được các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành; có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, phân tích quan điểm về sự lựa chọn các phương án khác nhau trong lĩnh vực chăn nuôi.
Thái độ – Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới trong lĩnh vực chăn nuôi.
 

III. DANH MỤC NGÀNH ĐÚNG, NGÀNH GẦN

Ngành đúng Ngành gần Các môn bổ túc
kiến thức ngành gần
Số tín chỉ
1. Chăn nuôi 1. Động vật học 1. Thức ăn 2
2. Chăn nuôi – Thú y 2. Sinh học 2. Chăn nuôi bò nâng cao 3
3. Thú y 3. Công nghệ sinh học 3. Chăn nuôi lợn nâng cao 3
4. Hệ thống chăn nuôi nhiệt đới 4. Dược thú y 4. Chăn nuôi gia cầm nâng cao 3
  5. Nuôi trồng thủy sản    
  6. Ngư y    

IV. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN VÀ CHUYÊN ĐỀ

TT Học phần Số tín chỉ Giảng viên đảm nhận
Học phần bắt buộc (2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Thống kê sinh học và thiết kế thí nghiệm nâng cao 2 PGS.TS. Lê Đình Phùng
PGS.TS. Nguyễn Minh Hoàn
2 Phương pháp viết tài liệu khoa học nâng cao 2 GS.TS. Lê Đức Ngoan
PGS.TS Nguyễn Hữu Văn
Học phần tự chọn (chọn 2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Dinh dưỡng vật nuôi nâng cao 2 GS.TS. Lê Đức Ngoan
2 Giống vật nuôi nâng cao 2 PGS.TS. Nguyễn Minh Hoàn
PGS.TS. Lê Đình Phùng
3 Thức ăn gia súc nâng cao 2 PGS.TS. Lê Văn An
4 Chăn nuôi lợn nâng cao 2 PGS.TS. Phùng Thăng Long
PGS.TS. Nguyễn Quang Linh
5 Chăn nuôi gia cầm nâng cao 2 PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng
6 Chăn nuôi bò nâng cao 2 PGS.TS. Nguyễn Tiến Vởn
PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả
Chuyên đề tự chọn (chọn 3 chuyên đề = 6 tín chỉ)
1 Nghiên cứu và ứng dụng carbohydrate trong chăn nuôi 2 PGS.TS. Dư Thanh Hằng
GS.TS. Lê Đức Ngoan
TS. Đinh Văn Dũng
2 Dinh dưỡng protein và amino acid trong chăn nuôi 2 GS.TS. Lê Đức Ngoan
PGS.TS. Dư Thanh Hằng
PGS.TS. Hồ Trung Thông
3 Nghiên cứu và ứng dụng lipid trong chăn nuôi 2 PGS.TS. Hồ Trung Thông
GS.TS. Lê Đức Ngoan
PGS.TS. Dư Thanh Hằng
4 Dinh dưỡng khoáng trong chăn nuôi 2 GS.TS. Lê Đức Ngoan
PGS.TS. Dư Thanh Hằng
PGS.TS. Hồ Trung Thông
5 Dinh dưỡng vitamin trong chăn nuôi 2 GS.TS. Lê Đức Ngoan
PGS.TS. Hồ Trung Thông
PGS.TS. Dư Thanh Hằng
6 Enzyme trong thức ăn chăn nuôi 2 PGS.TS. Lê Văn An
PGS.TS. Dư Thanh Hằng
PGS.TS. Hồ Trung Thông
7 Probiotics và prebiotic trong chăn nuôi 2 PGS.TS. Trần Thị Thu Hồng
PGS.TS. Hồ Trung Thông
TS. Đinh Văn Dũng
8 Nghiên cứu và ứng dụng các chất thay thế kháng sinh trong thức ăn 2 GS.TS. Lê Đức Ngoan
PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng
9 Thức ăn biến đổi gene (GMO) trong chăn nuôi 2 PGS.TS. Lê Văn An
PGS.TS. Dư Thanh Hằng
GS.TS. Lê Đức Ngoan
10 Thành tựu công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi 2 PGS.TS. Trần Thị Thu Hồng
TS. Hồ Lê Quỳnh Châu
11 Tiến bộ trong di truyền và giống vật nuôi 2 PGS.TS. Lê Đình Phùng
PGS.TS. Nguyễn Minh Hoàn
12 Tiến bộ trong nghiên cứu sinh sản của vật nuôi 2 PGS.TS. Đàm Văn Tiện
PGS.TS. Trần Sáng Tạo
TS. Dương Thanh Hải
TS. Phan Vũ Hải
13 Tiến bộ kỹ thuật trong nuôi dưỡng, quản lý và chăm sóc các loại vật nuôi (trâu bò, lợn, gia cầm) 2 PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả
PGS.TS. Nguyễn Tiến Vởn
PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng
PGS.TS. Phùng Thăng Long
PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn
14 Hệ thống chăn nuôi 2 PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả
PGS.TS. Nguyễn Tiến Vởn
PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng
PGS.TS. Nguyễn Quang Linh
PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn
15 Tiến bộ kỹ thuật trong quản lý chất thải chăn nuôi 2 TS. Lê Văn Phước
GS.TS. Lê Đức Ngoan
16 Xu hướng mới trong nghiên cứu đánh giá năng suất và chất lượng thịt gia súc, gia cầm 2 PGS.TS. Phùng Thăng Long
PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả
17 An toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật 2 TS. Trần Quang Vui
TS. Lê Văn Phước
18 Tiểu luận tổng quan 6 Người hướng dẫn
19 Luận án 70 Người hướng dẫn