9. Ngành Quản lý đất đai

Ngành: Quản lý đất đai (Land management)
 
Mã số: 9850103
 
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai phải đáp ứng mục tiêu của cấp học tiến sĩ do Nhà nước Việt Nam quy định là “Đào tạo Tiến sĩ Quản lý đất đai là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ, kinh tế đất và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai”.

 
II. CHUẨN ĐẦU RA

Năng lực chuyên môn Chuẩn đầu ra
Kiến thức – Hiểu và áp dụng được các kiến thức về hệ thống sinh thái nông nghiệp và mối liên kết giữa các thành phần như đất, nước, môi trường trong quản lý nguồn tài nguyên đất đai
– Sử dụng được các loại máy đo đạc, phần mềm chuyên ngành và các thiết bị liên quan đến ngành nghề
– Đo đạc và xây dựng được bản đồ địa chính và các bản đồ chuyên đề về quản lý đất đai
– Ứng dụng được GIS và viễn thám để xây dựng cơ sở dữ liệu và các loại bản đồ
– Hiểu được các vấn đề về kinh tế, xã hội, pháp luật, thể chế và bối cảnh chính trị liên quan đến quản lý đất đai. Nhận biết được các bên liên quan ảnh hưởng đến nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
– Hiểu và thực hiện được công tác thống kê, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
– Đánh giá được hiệu quả của các phương án quy hoạch
– Đánh giá, phân tích và đề xuất được các giải pháp để quản lý hiệu quả và bền vững đất đai.
Kỹ năng – Tham mưu được cho lãnh đạo để hoạch định, giải quyết về các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai.
– Xây dựng được các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp khác nhau. Phân tích và lồng ghép được các yếu tố biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phương án quy hoạch sử dụng đất.
– Chỉ đạo thực hiện và quản lý được các phương án quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, quản lý tài nguyên nước ở các cấp khác nhau.
– Độc lập xây dựng được các ý tưởng, nhận ra các vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, thực hiện đề tài nghiên cứu, viết báo cáo khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai và các dự án liên quan.
Thái độ – Nhận thức được các khía cạnh của đạo đức nghề nghiệp và định hướng giá trị trong nghiên cứu
– Xây dựng được định hướng về thái độ làm việc trong môi trường đa lĩnh vực.
 

III. DANH MỤC NGÀNH ĐÚNG, NGÀNH GẦN

Ngành đúng Ngành gần Các môn bổ túc kiến thức ngành gần Số tín chỉ
1. Quản lý đất đai 1. Trắc địa – bản đồ 1. Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển 3
2. Địa chính 2. Địa lý 2. Hệ thống quản lý đất đai 2
3. Công nghệ địa chính   3. Tài chính về đất đai 2
4. Bất động sản 3. Kinh tế tài nguyên và môi trường 1. Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển 3
  4. Khoa học đất 2. Hệ thống quản lý đất đai 2
  5. Nông hoá – thổ nhưỡng 3. Trắc địa địa chính nâng cao 3
  6. Kinh tế    
  7. Phát triển nông thôn    
  8. Quản lý tài nguyên và môi trường    
  9. Luật    

IV. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN VÀ CHUYÊN ĐỀ

TT Học phần Số tín chỉ Giảng viên đảm nhận
Học phần bắt buộc (2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp 2 PGS.TS. Hồ Kiệt
TS. Lê Ngọc Phương Quý
2 Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý đất đai 2 PGS.TS. Huỳnh Văn Chương
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh
Học phần tự chọn (chọn 2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Hệ thống phát triển và kinh doanh bất động sản 2 TS. Nguyễn Thị Hải
TS. Phạm Hữu Tỵ
2 Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững 2 TS. Lê Thanh Bồn
PGS.TS. Dương Viết Tình
3 Quy hoạch sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu 2 PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngữ
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh
4 Phương pháp phân tích hệ thống trong quản lý đất đai. 2 PGS.TS. Trần Thanh Đức
PGS.TS. Hồ Kiệt
5 Hệ thống địa chính điện tử 2 PGS.TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh
TS. Nguyễn Văn Bình
6 Công nghệ trắc địa và GPS trong quản lý đất đai 2 TS. Nguyễn Văn Bình
PGS.TS. Huỳnh Văn Chương
Chuyên đề tự chọn (chọn 3 chuyên đề = 6 tín chỉ)
1 Luật và các chính sách về đất đai 2 PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngữ
TS. Phạm Hữu Tỵ
2 Quản lý nhà nước về đất đai 2 PGS.TS. Hồ Kiệt
TS. Lê Ngọc Phương Quý
3 Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp 2 PGS.TS. Trần Thanh Đức
TS. Lê Thanh Bồn
PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa
4 Quản lý và sử dụng đất phi nông nghiệp 2 TS. Nguyễn Thị Hải
PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngữ
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh
5 Quy hoạch sử dụng đất và biến đổi khí hậu 2 PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngữ
PGS.TS. Trần Anh Tuấn
TS. Nguyễn Thị Hải
6 Hệ thống thông tin đất đai (LIS) 2 PGS.TS. Hồ Kiệt
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh
TS. Nguyễn Văn Bình
7 Công nghệ thông tin và viễn thám 2 PGS.TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh
TS. Nguyễn Văn Bình
8 Kiến thức bản địa trong quản lý và sử dụng đất 2 PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngữ
TS. Hoàng Huy Tuấn
TS. Nguyễn Thị Hải
9 Xói mòn và thoái hoá đất 2 PGS.TS. Hồ Kiệt
TS. Phạm Hữu Tỵ
10 Định giá bất động sản 2 TS. Nguyễn Thị Hải
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh
11 Đánh giá đất 2 PGS.TS. Huỳnh Văn Chương
TS. Nguyễn Văn Bình
PGS.TS. Trần Thanh Đức
12 Tiểu luận tổng quan 6 Người hướng dẫn
13 Luận án 70 Người hướng dẫn