Thông tin luận án NCS Trịnh Thị Sen, chuyên ngành Khoa học cây trồng

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62 62 01 10
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trịnh Thị Sen
Khóa đào tạo: 2012 – 2015
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Đăng Hòa – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
2. PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Những đóng góp mới của luận án

Nghiên cứu đã tuyển chọn được 2 giống lúa chịu mặn tốt là OM8104 và MNR3, chịu mặn > 8,0 dS/m, có thời gian sinh trưởng ngắn (< 115 ngày), cho năng suất cao và ổn định, đạt từ 4,50 – 5,00 tấn/ha trong vụ Hè Thu và 6,50 – 7,70 tấn/ha trong vụ Đông Xuân, ít nhiễm sâu bệnh,chất lượng cơm ngon. Hai giống này được đánh giá là giống có nhiều triển vọng nhất trong tập đoàn nghiên cứu, được người dân ưa chuộng cao và đề nghị đưa vào sản xuất diện rộng trên các vùng đất bị nhiễm mặn tại vùng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được thời vụ trồng thích hợp cho 2 giống lúa chịu mặn OM8104 và MNR3. Cụ thể:
+ Vụ Đông Xuân, thời vụ trồng thích hợp nhất là từ ngày 12/01 đến 22/01. Tại khung thời vụ gieo trồngnày, giống OM8104 đạt năng suất từ 9,08 – 9,09 tấn/ha và giống MNR3 đạt 8,90 – 9,49 tấn/ha.
+ Vụ Hè Thu, thời vụ trồng thích hợp nhất là từ ngày 30/5 đến 09/06. Tại khung thời vụ gieo trồngnày, giống OM8104 đạt năng suất từ 4,37 – 4,58 tấn/ha và giống MNR3 đạt 5,00 – 6,13 tấn/ha.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được liều lượngkali thích hợp cho 2 giống lúa chịu mặn OM8104 và MNR3. Lượng bón 60 kg K2O/ha cho giống OM8104 và 30 và 60 kg K2O/ha cho giống MNR3 trên nền 100 kg N + 60 kgP2O5 + 8 tấn phân chuồng/hađã đạt năng suất, hiệu suất phân kali và hiệu quả kinh tế cao nhất. Tại các mức bón này đều cải thiện được một số tính chất hoá học của đất (cải thiện độ chua, tăng OM, CEC, đạm, lân, kali tổng số, cation K+, Ca2+ và giảm hàm lượng anion gây mặn Cl- và SO42-).