10. Ngành Nuôi trồng thủy sản

Ngành: Nuôi trồng thủy sản (Aquaculture)
 
Mã số: 8620301

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản theo định hướng nghiên cứu giúp học viên nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, ứng dụng kết quả nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các qui trình sản xuất  trong nuôi trồng thủy sản. Người học có thể học bổ sung thêm một số kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Năng lực chung Chuẩn đầu ra
Kỹ năng về giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc – Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày và công việc chuyên môn;
– Trước khi bảo vệ luận văn: Học viên tự học đạt chứng nhận B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II, Thông tư 15 ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Kỹ năng về ứng dụng tin học trong công việc – Soạn thảo được các tài liệu khoa học và tài liệu văn phòng.
– Ứng dụng được phần mềm thống kê trong nghiên cứu chuyên ngành.
– Có trình độ B tin học.
Kỹ năng về giao tiếp trong công việc – Có khả năng diễn đạt vấn đề bằng văn bản và đối thoại với cộng đồng và các đối tác;
– Có kỹ năng đàm phán, thương thảo các vấn đề với đối tác;
– Có khả năng thiết lập và duy trì quan hệ với công chúng hoặc đồng nghiệp.
Kỹ năng về làm việc độc lập và làm việc nhóm – Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp với đồng nghiệp trong công tác chuyên môn hoặc các vấn đề khác;
– Trao đổi/chia sẽ kết quả nghiên cứu/vấn đề thảo luận rõ ràng cho các đối tượng khác nhau.
Nhận thức về trách nhiệm công dân với cộng đồng và xã hội – Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cao với cộng đồng, xã hội.
– Có thái độ tốt trong định hướng phát triển và giải quyết vấn đề theo hướng đa ngành, đa chiều, không áp đặt;
– Có tư duy hệ thống
– Có quan điểm hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và các công tác khác.
Năng lực chuyên môn Chuẩn đầu ra
Kiến thức – Đào tạo thạc sĩ nuôi trồng thủy sản có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực thuộc ngành NTTS, cập nhật các kiến thức công nghệ mới và các kỹ thuật mới trong ngành NTTS;
– Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản;
– Có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ;
– Có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản.
Kỹ năng – Đào tạo thạc sĩ nuôi trồng thủy sản có năng lực quản lý và vận hành cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm các loài thủy sản có giá trị kinh tế;
– Có khả năng làm việc độc lập và quản lý công tác chuyên môn tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp liên quan đến nuôi trồng thủy sản.
– Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất giống, nuôi thương phẩm, công tác phòng trị bệnh và bảo vệ môi trường.
Thái độ
– Đào tạo thạc sĩ có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn;
– Đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn;
– Có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn;
– Có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.
 

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG ỨNG DỤNG)

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
Tổng số LT TH/TL
A   PHẦN KIẾN THỨC CHUNG 3    
1 NLTH 500 Triết học 3    
B   PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ 15    
    Học phần bắt buộc 9    
2 TSDT502 Di truyền và chọn giống thủy sản 02 1,4 0,6
3 TSDD503 Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản 03 2 1
4 TSQN504 Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản 02 1,4 0,6
5 TSQS505 Quản lý sức khỏe động vật thủy sản 02 1,4 0,6
    Học phần tự chọn 6/12    
6 TSNT506 Nội tiết học sinh sản và ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản 02 1,4 0,6
7 TSTS507 Sản xuất thức ăn tươi sống 02 1,4 0,6
8 TSĐT508 Độc tố và hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản 02 1,4 0,6
9 TSGI509 GIS và ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản 02 1,4 0,6
10 TSĐD510 Đa dạng sinh học 02 1,4 0,6
11 TSMD511 Miễn dịch học nâng cao và vacxin 02 1,4 0,6
C   PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 18    
    Học phần bắt buộc 10    
12 TSHT512 Hệ thống và quản lý nuôi trồng thuỷ sản 02 1,4 0,6
13 TSGS513 Giám sát dịch bệnh và môi trường thuỷ sản 02 1,4 0,6
14 TSTN514 Phương pháp thí nghiệm trong nuôi trồng thủy sản 02 1,4 0,6
15 TSGX515 Kỹ thuật nuôi động vật giáp xác 02 1,4 0,6
16 TSCĐ516 Chuyên đề nuôi cá nước ngọt 02 1,0 1,0
    Học phần tự chọn 8/18    
17 TSDA517 Xây dựng và phát triển dự án thủy sản 02 1,4 0,6
18 TSCB518 Kỹ thuật nuôi cá biển 02 1,4 0,6
19 TSRB519 Kỹ thuật trồng rong biển 02 1,4 0,6
20 TSQH520 Quy hoạch và thiết kế ao nuôi trồng thuỷ sản 02 1,4 0,6
21 TSON521 Nguyên lý xử lý ô nhiễm môi trường nước 02 1,4 0,6
22 TSDT522 Dịch tễ học nâng cao 02 1,4 0,6
23 TSCN523 Công nghệ sau thu hoạch sản phẩm thủy sản 02 1,4 0,6
24 TSMD524 Miễn dịch học nâng cao và vacxin 02 1,4 0,6
25 TSMT525 Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản 02 1,4 0,6
D                TSLV526              LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Master thesis) 10    
    TỔNG SỐ TÍN CHỈ 46    
 
IV. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG NGHIÊN CỨU)

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
Tổng số LT TH/TL
A   PHẦN KIẾN THỨC CHUNG 3    
1 NLTH 500 Triết học 3    
B   PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ 20    
    Học phần bắt buộc 14    
2 TSDT502 Di truyền và chọn giống thủy sản 02 1,4 0,6
3 TSDD503 Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản 03 2 1
4 TSQN504 Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản 02 1,4 0,6
5 TSQS505 Quản lý sức khỏe động vật thủy sản 02 1,4 0,6
6 TSBT527 Bệnh động vật thủy sản 02 1,4 0,6
7 TSSL528 Sinh lý động vật thủy sản nâng cao 03 2 1
    Học phần tự chọn 6/12    
9 TSNT506 Nội tiết học sinh sản và ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản 02 1,4 0,6
10 TSTS507 Sản xuất thức ăn tươi sống 02 1,4 0,6
11 TSĐT508 Độc tố và hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản 02 1,4 0,6
12 TSGI509 GIS và ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản 02 1,4 0,6
13 TSĐD510 Đa dạng sinh học 02 1,4 0,6
14 TSMD511 Miễn dịch học nâng cao và vacxin 02 1,4 0,6
C   PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 28    
    Học phần bắt buộc 14    
15 TSHT512 Hệ thống và quản lý nuôi trồng thuỷ sản 02 1,4 0,6
16 TSGS513 Giám sát dịch bệnh và môi trường thuỷ sản 02 1,4 0,6
17 TSTN514 Phương pháp thí nghiệm trong nuôi trồng thủy sản 02 1,4 0,6
18 TSGX515 Kỹ thuật nuôi động vật giáp xác 02 1,4 0,6
19 TSCĐ516 Chuyên đề nuôi cá nước ngọt 02 1,0     1,0
20 TSCB518 Kỹ thuật nuôi cá biển 02 1,4 0,6
21 TSCN523 Công nghệ sau thu hoạch sản phẩm thủy sản 02 1,4 0,6
    Học phần tự chọn 14/20    
22 TSDA517 Xây dựng và phát triển dự án thủy sản 02 1,4 0,6
23 TSRB519 Kỹ thuật trồng rong biển 02 1,4 0,6
24 TSQH520 Quy hoạch và thiết kế ao nuôi trồng thuỷ sản 02 1,4 0,6
25 TSON521 Nguyên lý xử lý ô nhiễm môi trường nước 02 1,4 0,6
26 TSDT522 Dịch tễ học nâng cao 02 1,4 0,6
27 TSMT525 Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản 02 1,4 0,6
28 TSTM529 Công nghệ sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm 02 1,4 0,6
29 TSTĐ530 Đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thủy sản 02 1,4 0,6
30 TSDL531 Dược lý thú y thủy sản 02 1,4 0,6
31 TSCG532 Chất lượng giống và quản lý đàn cá bố mẹ 02 1,4 0,6
D TSLV526 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Master thesis) 10    
    TỔNG SỐ TÍN CHỈ 61    

 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (HƯỚNG NGHIÊN CỨU)

 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (HƯỚNG ỨNG DỤNG)