4. Ngành Lâm học

Ngành: Lâm học (Forestry)

 
Mã số: 8620201

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo những cán bộ có trình độ thạc sĩ ngành Lâm học vững vàng về lý thuyết, giỏi về thực hành, có kỹ năng, kiến thức khoa học trong lĩnh vực Lâm nghiệp, cây rừng, chọn tạo giống cây rừng, trồng rừng và điều tra quy hoạch rừng; tăng cường năng lực nghiên cứu và quản lý, chỉ đạo sản xuất thuộc các lĩnh vực của chuyên ngành được đào tạo, đồng thời người học cập nhật, bổ sung, nâng cao và tiếp cận với kiến thức tiên tiến nhằm đáp ứng với sự phát triển của ngành Lâm nghiệp.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Năng lực chung Chuẩn đầu ra
Kỹ năng về giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc – Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày và công việc chuyên môn;
– Trước khi bảo vệ luận văn: Học viên tự học đạt chứng nhận B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II, Thông tư 15 ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Kỹ năng về ứng dụng tin học trong công việc – Soạn thảo được các tài liệu khoa học và tài liệu văn phòng.
– Ứng dụng được phần mềm thống kê trong nghiên cứu chuyên ngành.
– Có trình độ B tin học.
Kỹ năng về giao tiếp trong công việc – Có khả năng diễn đạt vấn đề bằng văn bản và đối thoại với cộng đồng và các đối tác;
– Có kỹ năng đàm phán, thương thảo các vấn đề với đối tác;
– Có khả năng thiết lập và duy trì quan hệ với công chúng hoặc đồng nghiệp.
Kỹ năng về làm việc độc lập và làm việc nhóm – Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp với đồng nghiệp trong công tác chuyên môn hoặc các vấn đề khác;
– Trao đổi/chia sẽ kết quả nghiên cứu/vấn đề thảo luận rõ ràng cho các đối tượng khác nhau.
Nhận thức về trách nhiệm công dân với cộng đồng và xã hội – Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cao với cộng đồng, xã hội.
– Có thái độ tốt trong định hướng phát triển và giải quyết vấn đề theo hướng đa ngành, đa chiều, không áp đặt;
– Có tư duy hệ thống
– Có quan điểm hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và các công tác khác.
Năng lực chuyên môn Chuẩn đầu ra
Kiến thức

 

– Giúp học viên nắm vững lý luận, phương pháp luận về khoa học lâm nghiêp. Phát hiện, đề xuất và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật, tổ chức, quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng và đất rừng ở Việt Nam. Đồng thời bổ sung, mở rộng, nâng cao các kiến thức chuyên ngành Lâm nghiệp và tăng cường kiến thức liên ngành giữa lâm nghiệp, nông nghiệp, kinh tế, quản lý, nhằm giảng dạy một lĩnh vực chuyên môn hoặc phổ cập kiến thức, kinh nghiệm cho người khác.
– Ngoài ra, học viên phải làm chủ được kiến thức ngành lâm nghiệp, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực lâm nghiệp; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp.
Kỹ năng

 

– Nâng cao kỹ năng thực hành và phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành để học viên có thể độc lập thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành và có tay nghề cao, phục vụ tốt cho các hoạt động về lâm nghiệp và khuyến lâm tại các cơ sở sản xuất, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất đòi hỏi. Mặt khác xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các đề án nghiên cứu về Lâm nghiệp.
– Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Thái độ

 

– Nâng cao ý thức tự học tập, tự nghiên cứu và đặc biệt chú trọng việc phát huy năng lực thực hành, kỹ năng nghiên cứu khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong phát triển lâm nghiệp.
– Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn lâm nghiệp và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG ỨNG DỤNG)

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
Tổng số LT TH/TL
A   KIẾN THỨC CHUNG 3    
1 NLTH500 Triết học (Philosophy) 3    
B   PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ 14    
    Học phần bắt buộc 10    
1 LNCR511 Cải thiện giống cây rừng (Forest tree improvement) 2 1,5 0,5
2 LNĐĐ505
Quản lý đất Lâm nghiệp (Forest land management)
2 1,5 0,5
3 LNVT517 GIS và Viễn thám trong Lâm nghiệp (GIS and Remote Sesning in forestry) 2 1,5 0,5
4 LNST509 Sinh thái rừng (Forest ecology) 2 1,5 0,5
5 LNTK504
Thống kê ứng dụng trong Lâm nghiệp (Applied statistic in forestry)
2 1,5 0,5
    Học phần tự chọn 4/12    
1 LNQL503 Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Natural resources management) 2 1,5 0,5
2 LNBT516
Bảo tồn đa dạng sinh học (Biodiversity conservation)
2 1,5 0,5
3 LNNN520 Quản lý dự án (Project management) 2 1,5 0,5
4 LNCQ518 Sinh thái cảnh quan  (Landscape ecology) 2 1,5 0,5
5 LNLA503 Phương pháp viết luận án khoa học (Thesis writing method) 2 1,5 0,5
6 LNKH526 Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu (Climate change mitigation and adaptation) 2 1,5 0,5
C   PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 19    
    Học phần bắt buộc 12    
1 LNCT512 Quản lý sinh vật hại rừng (Forest insect management) 2 1,5 0,5
2 LNTR513 Trồng rừng nhiệt đới  (Tropical plantation) 2 1,5 0,5
3 LNQH514
Quy hoạch và điều chế rừng (Forest planning and management)
2 1,5 0,5
4 LNDT515 Điều tra rừng (Forest survey) 2 1,5 0,5
5 LNNL506 Nông Lâm kết hợp  (Agroforestry) 2 1,5 0,5
6 LNLH508 Lâm học nhiệt đới (Tropical  silviculture) 2 1,5 0,5
    Học phần tự chọn 7/19    
1 LNLS522
Lâm sản ngoài gỗ (Non tinber forest product)
2 1,5 0,5
2 LNDA523 Quản lý lưu vực (Watershed management) 2 1,5 0,5
3 LNXH510 Tiếp cận Lâm nghiệp xã hội (Social forestry approach) 2 1,5 0,5
4 LNNN525 Quản lý lửa rừng (Fire forest management) 2 1,5 0,5
5 LNCS527 Phân tích chính sách Lâm nghiệp (Forestry policy analysis) 2 1,5 0,5
6 LNTC528 Trồng rừng thâm canh và chuyển hóa rừng (Forest insentive plantation and forest transformation) 2 1,5 0,5
7 LNPH529 Tạo rừng và phục hồi rừng phòng hộ (Protection forest restoration and plantation) 2 1,5 0,5
8 LNMT530 Đánh giá tác động môi trường (Enviromental impact assessment) 2 1,5 0,5
9 LNKT531 Kinh tế lâm nghiệp (Forestry economy) 2 1,5 0,5
10 LNGR532 Chuyên đề: Định giá rừng (Forest value assessment) 1 1  
11 LNQT537 Chuyên đề: Quản trị rừng (Forest governance) 1 1  
D LNLV540 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Master thesis) 10    
    TỔNG SỐ TÍN CHỈ 46    
 

IV. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG NGHIÊN CỨU)

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
Tổng số LT TH/TL
A   KIẾN THỨC CHUNG 3    
1 NLTH 500 Triết học (Philosophy) 3    
B   PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ 20    
    Học phần bắt buộc 14    
1 LNCR511 Cải thiện giống cây rừng (Forest tree improvement) 2 1,5 0,5
2 LNĐĐ505
Quản lý đất Lâm nghiệp (Forest land management)
2 1,5 0,5
3 LNVT517 GIS và Viễn thám trong Lâm nghiệp (GIS and Remote Sesning in forestry) 2 1,5 0,5
4 LNNL509 Sinh thái rừng (Forest ecology) 2 1,5 0,5
5 LNTK504
Thống kê ứng dụng trong Lâm nghiệp (Applied statistic in forestry)
2 1,5 0,5
6 LNCE533 Quản lý hệ sinh thái vùng ven biển (Coastal ecosytem management) 2 1,5 0,5
7 LNKH526 Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu (Climate change mitigation and adaptation) 2 1,5 0,5
    Học phần tự chọn 6/10    
1 LNQL503 Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Natural resources management) 2 1,5 0,5
2 LNBT516
Bảo tồn đa dạng sinh học (Biodiversity conservation)
2 1,5 0,5
3 LNDA523 Quản lý dự án (Project management) 2 1,5 0,5
4 LNCQ518 Sinh thái cảnh quan  (Landscape ecology) 2 1,5 0,5
5 LNLA503 Phương pháp viết luận án khoa học (Thesis writing method) 2 1,5 0,5
C   PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 28    
    Học phần bắt buộc 20    
1 LNCT512 Quản lý sinh vật hại rừng (Forest insect management) 2 1,5 0,5
2 LNTR513 Trồng rừng nhiệt đới  (Tropical plantation) 2 1,5 0,5
3 LNQH514
Quy hoạch và điều chế rừng (Forest planning and management)
2 1,5 0,5
4 LNDT515 Điều tra rừng (Forest survey) 2 1,5 0,5
5 LNNL506 Nông Lâm kết hợp  (Agroforestry) 2 1,5 0,5
6 LNLH508 Lâm học nhiệt đới (Tropical  silviculture) 2 1,5 0,5
7 LNNN525 Quản lý lửa rừng (Fire forest management) 2 1,5 0,5
8 LNCS527 Phân tích chính sách Lâm nghiệp (Forestry policy analysis) 2 1,5 0,5
9 LNTC528 Trồng rừng thâm canh và chuyển hóa rừng (Forest insentive plantation and forest transformation) 2 1,5 0,5
10 LNSL534 Sản lượng rừng (Forest yield estimation) 2 1,5 0,5
    Học phần tự chọn 8/16    
1 LNLS522
Lâm sản ngoài gỗ (Non tinber forest product)
2 1,5 0,5
2 LNNN520 Quản lý lưu vực (Watershed management) 2 1,5 0,5
3 LNXH510 Tiếp cận Lâm nghiệp xã hội (Social forestry approach) 2 1,5 0,5
4 LNKT531 Kinh tế lâm nghiệp (Forestry economy) 2 1,5 0,5
5 LNPH529 Tạo rừng và phục hồi rừng phòng hộ (Protection forest restoration and plantation) 2 1,5 0,5
6 LNDG535 Đánh giá tác động môi trường (Enviromental impact assessment) 2 1,5 0,5
7 LNLS538 Kỹ Thuật lâm sinh nâng cao 2 1,5 0,5
7 LNES536 Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES mechanisim) 2 1,5 0,5
8 LNGR532 Chuyên đề: Định giá rừng (Forest value assessment) 1 1  
9 LNQT537 Chuyên đề: Quản trị rừng (Forest governance) 1 1  
D LNLV540 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Master thesis) 10    
    TỔNG SỐ TÍN CHỈ 61