8. Ngành Kỹ thuật cơ khí

Ngành: Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering)
 
Mã số: 8520103

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

II. CHUẨN ĐẦU RA

Năng lực chung Chuẩn đầu ra
Kỹ năng về giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc – Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày và công việc chuyên môn;
– Trước khi bảo vệ luận văn: Học viên tự học đạt chứng nhận B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II, Thông tư 15 ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Kỹ năng về ứng dụng tin học trong công việc – Soạn thảo được các tài liệu khoa học và tài liệu văn phòng.
– Ứng dụng được phần mềm thống kê trong nghiên cứu chuyên ngành.
– Có trình độ B tin học.
Kỹ năng về giao tiếp trong công việc – Có khả năng diễn đạt vấn đề bằng văn bản và đối thoại với cộng đồng và các đối tác;
– Có kỹ năng đàm phán, thương thảo các vấn đề với đối tác;
– Có khả năng thiết lập và duy trì quan hệ với công chúng hoặc đồng nghiệp.
Kỹ năng về làm việc độc lập và làm việc nhóm – Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp với đồng nghiệp trong công tác chuyên môn hoặc các vấn đề khác;
– Trao đổi/chia sẽ kết quả nghiên cứu/vấn đề thảo luận rõ ràng cho các đối tượng khác nhau.
Nhận thức về trách nhiệm công dân với cộng đồng và xã hội – Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cao với cộng đồng, xã hội.
– Có thái độ tốt trong định hướng phát triển và giải quyết vấn đề theo hướng đa ngành, đa chiều, không áp đặt;
– Có tư duy hệ thống
– Có quan điểm hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và các công tác khác.
Năng lực chuyên môn Chuẩn đầu ra
Kiến thức

 

– Thiết kế và phát triển các chi tiết, hệ thống cơ khí phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu sản xuất đảm bảo tính kinh tế, kết cấu đơn giản, vật liệu sẵn có, khả năng làm việc ổn định – đồng bộ và tuổi thọ cao; đảm bảo tiết kiệm năng lượng, an toàn và bền vững.
– Thiết kế cải tiến các chi tiết, hệ thống cơ khí, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và khả năng làm việc, phù hợp với thực tiễn và đối tượng sản xuất.
– Có kiến thức kỹ thuật để giải quyết các bài toán thực tế của lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, sử dụng các vật liệu mới, các kết cấu phù hợp, các nguồn động lực và các hệ thống truyền động hiệu suất cao trong các hệ thống máy và sản xuất cơ khí.
– Khả năng hoàn thành các công việc phức tạp về lĩnh vực cơ khí; kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới về lĩnh vực cơ khí.
– Có kiến thức tổng hợp, chuyên sâu về động lực học máy, về vật liệu và năng lượng tái tạo, về dao động và  các dạng truyền động cơ khí – thủy lực – điện từ để làm cơ sở khoa học cho thiết kế máy.
– Xây dựng kế hoạch gia công, chế tạo các chi tiết, hệ thống cơ khí trên cơ sở bản vẽ kỹ thuật;
– Lắp đặt và vận hành thử nghiệm hệ thống cơ khí đảm bảo thời gian lắp đặt ngắn nhất, vận hành ổn định của hệ thống.
– Nắm rõ nguyên lý cấu tạo, hoạt động và bảo trì các hệ thống cơ khí và dây chuyền thiết bị sản xuất;
– Có khả năng phát hiện, chẩn đoán hư hỏng và sữa chửa các hư hỏng thông thường và các hư hỏng phức tạp của các hệ thống cơ khí; hiểu biết về phụ tùng, thị trường phụ tùng thay thế của hệ thống cơ khí.
– Đủ khả năng tổ chức điều hành nhà máy sản xuất, dây chuyền thiết bị đồng bộ;
– Đủ khả năng điều hành công nghệ và vận hành hệ thống dây chuyền thiết bị trong nhà máy, khả năng phát hiện và cải tiến các chi tiết, hệ thống cơ khí, tổ chức khai thác các hệ thống kỹ thuật cơ khí hiện đại đạt năng suất và hiệu quả cao.
– Nắm rõ các chính sách và quy định, các bước để lập đề án xây dựng nhà máy, dây chuyền thiết bị sản xuất; tổ chức sản xuất, đánh giá đầu tư và chiến lược phát triển dự án cũng như các tác động tiêu cực của dự án;
– Các thông số công nghệ cấu tạo, hoạt động và bảo trì của các chi tiết, hệ thống máy móc được đầu tư trong dự án.
– Năng lực bao quát và khả năng giám sát, điều hành trong các công trình, dự án phát triển cơ khí
– Làm công tác tư vấn kỹ thuật về cơ khí cho các nhà máy sản xuất;
– Hiểu rõ hệ thống máy móc và thực hiện công tác chuyển giao kỹ thuật về vận hành, bảo trì và các đặc điểm sử dụng của dây chuyền thiết bị-hệ thống thiết bị trong từng điều kiện sản xuất cụ thể.
– Hiểu biết các quy định ngành, có khả năng phân tích và đánh giá dự án về kinh tế xã hội, môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển dự án kỹ thuật cơ khí.
– Có tư duy lô gic và phân tích định lượng trong tất cả các vấn đề sản xuất cũng như các quan hệ xã hội.
– Có khả năng đánh giá hiệu quả kinh tế – kỹ thuật và các tác động khác.. của một hệ thống máy hoặc hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại.
– Có khả năng đánh giá tác động môi trường của một hệ thống sản xuất cơ khí.
– Có khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư kinh doanh và phát triển kinh doanh các sản phẩm cơ khí đảm bảo tính bền vững và phát triển.
– Đảm nhiệm công tác quản lý về công nghiệp tại các cơ quan nhà nước như Phòng quản lý khoa học công nghệ, Trung tâm nghiên cứu chuyển giao… của các sở ban ngành địa phương;
– Giảng dạy các học phần về cơ khí cho sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học tại các cơ sở đào tạo;
– Có khả năng xây dựng kế hoạch nghiên cứu chuyên ngành và triển khai tốt kế hoạch nghiên cứu đáp ứng yêu cầu làm việc tại các Viện hoặc Trung tâm nghiên cứu về cơ khí.
– Có năng lực thích ứng cao với công tác quản lý các ngành kỹ thuật tương tự.
– Có khả năng về chuyên môn và năng lực nghiên cứu để có thể hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ trong và ngoài nước.
– Đủ năng lực để tiếp cận và học tập tất cả các ngành về khoa học khác.
Kỹ năng

 

– Có kỹ năng về sử dụng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu và viết được một báo cáo hay có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ về vấn đề Kỹ thuật cơ khí.
– Có kỹ năng về sử dụng tin học chuyên ngành trong các công việc liên quan đến nghề nghiệp
– Nâng cao kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, và phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành để học viên có thể độc lập thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành và có tay nghề cao, phục vụ tốt cho các hoạt động về Kỹ thuật cơ khí.
– Nắm vững cơ sở khoa học của chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí, biết vận dụng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về tổ chức, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thiết bị trong các hệ thống quản lý Nhà nước và thực tiễn sản xuất.
– Có kỹ năng hoàn thành các công việc phức tạp về lĩnh vực cơ khí; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới về lĩnh vực cơ khí.
– Kỹ năng hoạch định, thiết kế, xây dựng kế hoạch và phát triển các dự án cơ khí/ hệ thống dây chuyền thiết bị đáp ứng yêu cầu thực tiến sản xuất.
– Kỹ năng độc lập nghiên cứu và làm việc nhóm để giải quyết các vấn đề một cách khoa học, có thể tham gia giảng dạy chuyên môn sâu về lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí.
– Kỹ năng viết báo cáo hay bài báo khoa học, kỹ năng thuyết trình, xây dựng đề cương nghiên cứu, tổ chức thực hiện nghiên cứu, thu thập kết quả, viết và báo cáo kết quả nghiên cứu.
– Chủ động và tự tin trong nghiên cứu và trong các hoạt động chuyên môn. Quản lý, thúc đẩy mọi người làm việc đạt hiệu quả. Độc lập giải quyết các vấn đề chuyên môn kỹ thuật cơ khí khi cần thiết.
Thái độ

 

– Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn về cơ khí.
– Đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn.
– Có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn cơ khí; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
 

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG ỨNG DỤNG)

 TT  Mã học phần Tên học phần  Số tín chỉ
Tổng số LT TH, TL
A   KIẾN THỨC CHUNG 3    
1 NLTH 500 Triết học (Philosophy) 3    
B   PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ  13    
    Học phần bắt buộc 8    
1 CKKT502 Kỹ thuật tính toán trong cơ khí 2 1,5 0,5
2 CKCH503 Cơ học máy 2 1,5 0,5
3 CKTN504 Lý thuyết truyền nhiệt 2 1,5 0,5
4 CKDL505 Động lực học máy 2 1,5 0,5
    Học phần tự chọn 5    
1 CKSL506 Phương pháp đo và xử lý số liệu 2 1,5 0,5
2 CKDK507 Dao động trong kỹ thuật 3 2,5 0,5
3 CKDO508 Dao động ôtô máy kéo 3 2,5 0,5
4 CKPH509 Phương pháp phần tử hữu hạn 2 1,5 0,5
5 CKMH510 Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống kỹ thuật 2 1,5 0,5
C   PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 20    
    Học phần bắt buộc 14    
1 CKTL511 Truyền động và điều khiển thủy lực 3 2,5 0,5
2 CKLM512 Lý thuyết máy nông nghiệp 4 3,5 0,5
3 CKKH513 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kỹ thuật máy 2 1,5 0,5
4 CKKN514 Kỹ thuật năng lượng tái tạo 2 1,5 0,5
5 CKTD515  Tự động hóa ứng dụng trong kỹ thuật cơ khí 2 1,5 0,5
6 CKSM516 Seminar chuyên ngành 1 1   1,0
    Học phần tự chọn 6    
1 CKTH517 Công nghệ sau thu hoạch 2 1,5 0,5
2 CKDM518 Hệ thống đất – máy 2 1,5 0,5
3 CKTU519 Tin học ứng dụng trong kỹ thuật máy 2 1,5 0,5
4 CKCD520 Hệ thống Cơ điện tử 2 1,5 0,5
5  CKDD521 Truyền động điện tự động 2 1,5 0,5
6 CKTP522  Lý thuyết máy chế biến thực phẩm 2 1,5 0,5
7 CKMS523 Lý thuyết ma sát, hao mòn, bôi trơn 2 1,5 0,5
D CKLV524 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Master Thesis) 10    
    TỔNG SỐ TÍN CHỈ (Credits) 46    

IV. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG NGHIÊN CỨU)

 TT  Mã học phần  Tên học phần Số tín chỉ
Tổng số LT TH, TL
I   KIẾN THỨC CHUNG 3    
1 NLTH500 Triết học (Philosophy) 3    
II   PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ  17    
    Học phần bắt buộc 8    
1 CKKT502 Kỹ thuật tính toán trong cơ khí 2 1,5 0,5
2 CKCH503 Cơ học máy 2 1,5 0,5
3 CKTN504 Lý thuyết truyền nhiệt 2 1,5 0,5
4 CKDL505 Động lực học máy 2 1,5 0,5
    Học phần tự chọn 9    
1 CKSL506 Phương pháp đo và xử lý số liệu 2 1,5 0,5
2 CKDK507 Dao động trong kỹ thuật 3 2,5 0,5
3 CKDO508 Dao động ô tô máy kéo 3 2,5 0,5
4 CKPH509 Phương pháp phần tử hữu hạn 2 1,5 0,5
5 CKMH510 Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống kỹ thuật 2 1,5 0,5
6 CKMD525 Ứng dụng mô hình đồng dạng trong kỹ thuật 2 1,5 0,5
7 CKDN526 Động lực học nhiệt 2 1,5 0,5
8 CKTC527 Độ tin cậy trong thiết kế, chế tạo máy và hệ cơ khí 2 1,5 0,5
III   PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 31    
    Học phần bắt buộc 19    
1 CKTL511 Truyền động và điều khiển thủy lực 3 2,5 0,5
2 CKLM512 Lý thuyết máy nông nghiệp 4 3,5 0,5
3 CKKH513 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kỹ thuật máy 2 1,5 0,5
4 CKKN514 Kỹ thuật năng lượng tái tạo 2 1,5 0,5
5 CKTD515  Tự động hóa ứng dụng trong kỹ thuật cơ khí 2 1,5 0,5
6 CKDM518 Hệ thống đất – máy 2 1,5 0,5
7 CKCD520 Hệ thống Cơ Điện tử 2 1,5 0,5
8 CKSM516 Seminar chuyên ngành 1 1   1,0
9 CKSM528 Seminar chuyên ngành 2 1   1,0
    Học phần tự chọn 12    
1 CKTH517 Công nghệ sau thu hoạch 2 1,5 0,5
2 CKTU519 Tin học ứng dụng trong kỹ thuật máy 2 1,5 0,5
3 CKDD521 Truyền động điện tự động 2 1,5 0,5
4 CKTP522  Lý thuyết máy chế biến thực phẩm 2 1,5 0,5
5 CKMS523 Lý thuyết ma sát, hao mòn, bôi trơn 2 1,5 0,5
6 CKDK529 Hệ thống điều khiển trong kỹ thuật nông nghiệp 2 1,5 0,5
7 CKQT530 Quá trình thiết bị cơ học trong chế biến thực phẩm 2 1,5 0,5
8 CKQN531 Quá trình và thiết bị nhiệt 2 1,5 0,5
9 CKQL532 Quản lý dự án trong cơ khí 2 1,5 0,5
10 CKSP533 Kỹ thuật sấy thực phẩm 2 1,5 0,5
11 CKCL534 Cơ học lưu chất nâng cao 2 1,5 0,5
12 CKKT535 Kinh tế công nghiệp và quản lý chất lượng 2 1,5 0,5
IV CKLV524 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Master thesis) 10    
    TỔNG SỐ TÍN CHỈ (Credits) 61