Ngành: Lâm sinh (Silviculture)
Mã số: 9620205
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Lâm sinh đáp ứng được mục tiêu của cấp học Tiến sĩ do Nhà nước Việt Nam quy định là “Đào tạo những người có trình độ chuyên môn cao, có khả năng độc lập và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở bậc đại học và cao học”.
II. CHUẨN ĐẦU RA
Năng lực chuyên môn | Chuẩn đầu ra |
Kiến thức | – Hoàn thiên và nâng cao kiến thức cơ bản và có hiểu biết sâu về các lĩnh vực thuộc khoa học Lâm nghiệp. – Có trình độ chuyên môn cao về: Điều tra quy hoạch rừng, Di truyền và chọn giống cây lâm nghiệp, Đất Lâm nghiệp, Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. – Có khả năng độc lập và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở bạc đại học và cao học. |
Kỹ năng | – Có kỹ năng cao trong chuyên môn lâm sinh, nắm vững thực tiễn Việt nam và thực tiễn của đối tượng nghiên cứu, giải quyết một cách độc lập các vấn đề lý luận và thực tiễn của ngành lâm nghiệp ở nước ta trên cơ sở phương pháp nghiên cứu đúng đắn, có thông tin khoa học đầy đủ và đáp ứng được thực tiễn sản xuất ở miền Trung và Tây Nguyên |
Thái độ | – Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực lâm sinh và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có năng lực dẫn dắt chuyên môn. – Đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn. – Có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn về lĩnh vực Lâm sinh. |
III. DANH MỤC NGÀNH ĐÚNG, NGÀNH GẦN
Ngành đúng | Ngành gần | Các môn bổ túc kiến thức ngành gần |
Số tín chỉ |
1. Lâm nghiệp | 1. Quản lý tài nguyên rừng | 1. Sinh thái rừng | 2 |
2. Lâm sinh | 2. Sinh học | 2. Trồng rừng nhiệt đới | 2 |
3. Lâm học | 3. Thực vật học | 4. Điều tra rừng | 2 |
4. Động vật học | 5. Sản lượng rừng | 2 | |
5. Quản lý tài nguyên thiên nhiên | |||
6. Sư phạm kỹ thuật nông lâm | |||
7. Công nghệ sinh học | |||
8. Quản lý môi trường | |||
9. Quản lý đất đai, Khoa học đất | |||
10. Phát triển nông thôn | |||
11. Quản lý tài nguyên và môi trường | |||
12. Kinh tế Lâm nghiệp |
IV. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN VÀ CHUYÊN ĐỀ
TT | Học phần | Số tín chỉ | Giảng viên đảm nhận |
Học phần bắt buộc (2 học phần = 4 tín chỉ) | |||
1 | Kỹ thuật lâm sinh nâng cao | 2 | TS. Ngô Tùng Đức PGS.TS. Đặng Thái Dương |
2 | Trồng rừng và quản lý rừng nâng cao | 2 | PGS.TS. Đặng Thái Dương |
Học phần tự chọn (chọn 2 học phần = 4 tín chỉ) | |||
1 | Ứng dụng Gis và viễn thám nâng cao trong lâm nghiệp | 2 | PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi |
2 | Quản lý lưu vực | 2 | PGS.TS. Trần Nam Thắng PGS.TS. Dương Viết Tình |
3 | Sinh thái rừng cảnh quan rừng | 2 | TS. Ngô Tùng Đức |
4 | Quản lý sinh vật hại rừng | 2 | TS. Trần Minh Đức |
5 | Điều tra rừng và sản lượng rừng nâng cao | 2 | TS. Hoàng Văn Dưỡng GS.TS. Vũ Tiến Hinh |
6 | Phương pháp phân tích và viết luận án tiến sĩ | 2 | PGS.TS. Dương Viết Tình PGS.TS. Trần Nam Thắng |
Chuyên đề tự chọn (chọn 3 chuyên đề = 6 tín chỉ) | |||
1 | Phân tích đặc điểm của các vùng sinh thái lâm nghiệp | 2 | PGS.TS. Dương Viết Tình PGS.TS. Trần Nam Thắng |
2 | Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp | 2 | PGS.TS. Dương Viết Tình |
3 | Kỹ thuật sản xuất cây con công nghệ cao | 2 | PGS.TS. Đặng Thái Dương TS. Ngô Tùng Đức |
4 | Kỹ thuật trồng rừng trên vùng đất cát ven biển | 2 | PGS.TS. Đặng Thái Dương TS. Hồ Đắc Thái Hoàng |
5 | Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và biến đổi khí hậu | 2 | PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi TS. Hoàng Văn Dưỡng |
6 | Kỹ thuật trồng rừng và lâm sinh trên các vùng sinh thái | 2 | PGS.TS. Đặng Thái Dương TS. Hoàng Văn Dưỡng |
7 | Các phương thức phục hồi rừng tự nhiên | 2 | TS. Ngô Tùng Đức TS. Hồ Đắc Thái Hoàng |
8 | Tri thức bản địa trong quản lý rừng và đất rừng | 2 | TS. Trần Minh Đức TS. Ngô Trí Dũng |
9 | Nông lâm kết hợp thích ứng với biến đổi khí hậu | 2 | PGS.TS. Dương Viết Tình PGS.TS. Lê Quang Vĩnh |
10 | Kỹ thuật giống cây lâm nghiệp | 2 | PGS.TS. Đặng Thái Dương TS. Ngô Tùng Đức |
11 | Kỹ thuật lâm sinh phát triển lâm sản ngoài gỗ | 2 | TS. Trần Minh Đức TS. Ngô Tùng Đức TS. Nguyễn Văn Minh |
12 | Sử dụng rừng theo hướng cảnh quan | 2 | TS. Trần Minh Đức PGS.TS. Đặng Thái Dương TS. Ngô Trí Dũng |
13 | Biện pháp nâng cao sản lượng và chất lượng rừng sản xuất | 2 | TS. Trần Minh Đức PGS.TS. Trần Nam Thắng |
14 | Thiết kế và trồng rừng cảnh quan đô thị | 2 | PGS.TS. Đặng Thái Dương TS. Hoàng Văn Dưỡng |
15 | Tiểu luận tổng quan | 6 | Người hướng dẫn |
16 | Luận án | 70 | Người hướng dẫn |