I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình nhằm đào tạo nâng cao và cập nhật, để sau khi tốt nghiệp học viên sẽ được cấp bằng thạc sĩ khoa học nông nghiệp, ngành Thú y: có kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực thực hành, có khả năng thích ứng trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc ngành thú y. Tùy theo yêu cầu, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tốt ở các trường đại học, viện nghiên cứu hay các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc các trung tâm khuyến nông, các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp cần có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Thú y.
II. CHUẨN ĐẦU RA
Năng lực chung | Chuẩn đầu ra |
Kỹ năng về giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc | – Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày và công việc chuyên môn liên quan đến ngành thú y; – Trước khi bảo vệ luận văn: Học viên tự học đạt chứng nhận B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II, Thông tư 15 ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). |
Kỹ năng về ứng dụng tin học trong công việc | – Soạn thảo được các tài liệu khoa học và tài liệu văn phòng. – Ứng dụng được phần mềm thống kê trong nghiên cứu chăn nuôi; – Có trình độ B tin học. |
Kỹ năng về giao tiếp trong công việc | – Có khả năng diễn đạt vấn đề bằng văn bản và đối thoại với cộng đồng và các đối tác; – Có kỹ năng đàm phán, thương thảo các vấn đề với đối tác; – Có khả năng thiết lập và duy trì quan hệ với công chúng hoặc đồng nghiệp. |
Kỹ năng về làm việc độc lập và làm việc nhóm | – Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp với đồng nghiệp trong công tác chuyên môn hoặc các vấn đề khác; – Trao đổi/chia sẽ kết quả nghiên cứu/vấn đề thảo luận rõ ràng cho các đối tượng khác nhau. |
Nhận thức về trách nhiệm công dân với cộng đồng và xã hội | – Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cao với cộng đồng, xã hội. – Có thái độ tốt trong định hướng phát triển và giải quyết vấn đề theo hướng đa ngành, đa chiều, không áp đặt; – Có tư duy hệ thống – Có quan điểm hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và các công tác khác. |
Năng lực chuyên môn | Chuẩn đầu ra |
Kiến thức
|
– Có hiểu biết sâu về quy luật sự sống, về các quá trình sinh lý và chuyển hóa trong cơ thể động vật. – Hiểu và phân tích được các quy luật phát sinh, phát triển và sinh thái liên quan đến các yếu tố gây bệnh thú y. – Hiểu và phân tích được sự tương tác giữa các yếu tố gây bệnh, vật chủ và môi trường để từ đó đề xuất được các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả. – Tổng hợp được các kiến thức chuyên ngành để vận dụng giải quyết vấn đề cụ thể trong thú y. – Vận dụng được các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ở động vật trong thực tiễn sản xuất. |
Kỹ năng
|
– Vận dụng và đánh giá được các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm: phân lập và xác định đặc tính sinh học của mầm bệnh; phát hiện kháng nguyên, kháng thể và gene vi sinh vật gây bệnh. – Vận dụng được các phương pháp điều trị bệnh cho vật nuôi: sử dụng và đánh giá được hiệu quả điều trị của các nhóm thuốc, các loại kháng thể trong điều trị thú y. – Thiết kế được thí nghiệm, thành thạo kỹ năng phân tích kết quả trong nghiên cứu thú y và viết báo cáo khoa học. – Vận dụng được quy trình phòng bệnh: kỹ năng sử dụng và quản lý vaccine, kỹ năng xây dựng cơ sở/vùng an toàn dịch bệnh. – Vận dụng được các nguyên tắc về tiêu độc chuồng trại, xử lý động vật chết và bị bệnh, quy định về quản lý vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp để xử lý tình huống khi có dịch bệnh. – Vận dụng được các nguyên lý và công nghệ sinh sản vật nuôi trong thực tiễn sản xuất. – Tổ chức lập kế hoạch và triển khai có hiệu quả các kế hoạch hoạt động thú y ở các quy mô và tình huống khác nhau: trong trang trại, phòng thí nghiệm, các cấp cơ quan đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước về thú y các cấp, khi có dịch bệnh cũng như khi không có dịch bệnh. |
Thái độ
|
– Có được phương pháp chủ động trong việc tiếp cận kiến thức nghề nghiệp – Có tư duy hệ thống trong phòng chống dịch bệnh cho động vật – Có ý thức phản biện nghề nghiệp để từ đó nâng cao khả năng sáng tạo trong hoạt động chuyên môn – Có trách nhiệm cao và đạo đức nghề nghiệp đối với cộng đồng và xã hội – Có thái độ đúng đắn, tính nhân văn khi đối xử với động vật. |
III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG ỨNG DỤNG)
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ/tiết | ||
Tổng số | LT | TH, TL | |||
A | KIẾN THỨC CHUNG | 3 | |||
1 | NLTH500 | Triết học (Philosophy) | 3 | ||
B | PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ | 14 | |||
* Học phần bắt buộc | 10 | ||||
2 | TYVT502 | Vi sinh vật học thú y (Veterinary Microbiology) | 2 | 2 | 1 |
3 | CNHS502 | Hóa sinh động vật (Animal Biochemistry) | 2 | 1,5 | 0,5 |
4 | CNSL503 | Sinh lý động vật (Animal Physiology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
5 | TYVR505 | Virus học thú y (Veterinary Virology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
6 | CNTK506 | Thống kê sinh học và thiết kế thí nghiệm (Biostatistics and Experimental Design) | 2 | 1,5 | 0,5 |
* Học phần tự chọn | 4/10 | ||||
7 | CNCT532 | Quản lý chất thải và môi trường chăn nuôi (Animal Waste Management and Environment) | 2 | 1,5 | 0,5 |
8 | TYCS508 | Công nghệ sinh học ứng dụng trong thú y (Applied Biotechnology in Veterinary) | 2 | 1,5 | 0,5 |
9 | CNDD505 | Dinh dưỡng động vật (Animal Nutrition) | 2 | 1,5 | 0,5 |
10 | CNPK530 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Research Methodology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
11 | CNGV511 | Giống vật nuôi (Animal Breeding) | 2 | 1,5 | 0,5 |
C | PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH | 18 | |||
* Học phần bắt buộc | 12 | ||||
12 | TYMD511 | Miễn dịch học (Immunology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
13 | TYBL512 | Bệnh lý học thú y (Veterinary Pathology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
14 | TYTN513 | Bệnh truyền nhiễm thú y (Veterinary Infectious Diseases) | 2 | 1,5 | 0,5 |
15 | TYDH514 | Dịch tễ học (Epidemiology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
16 | CNSS518 | Sinh sản vật nuôi nâng cao (Advances in Animal Reproduction) | 2 | 1,5 | 0,5 |
17 | TYBD516 | Bệnh dinh dưỡng (Nutritional Diseases) | 2 | 1,5 | 0,5 |
* Học phần tự chọn | 6/14 | ||||
18 | TYĐC517 | Độc chất học (Toxicology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
19 | TYKV518 | Kiểm soát vệ sinh thú y (Veterinary Sanitary Control) | 2 | 1,5 | 0,5 |
20 | TYBK519 | Bệnh ký sinh trùng (Parasitic Diseases) | 2 | 1,5 | 0,5 |
21 | TYBN520 | Bệnh nội khoa (Interior Diseases) | 2 | 1,5 | 0,5 |
22 | CNVS509 |
Vi sinh vật trong chăn nuôi(Microorganisms in Animal Husbandry)
|
2 | 1,5 | 0,5 |
23 | CNTA512 | Thức ăn (Feeds) | 2 | 1,5 | 0,5 |
24 | CNPL525 | Phúc lợi động vật (Animal Welfare) | 2 | 1,5 | 0,5 |
D | LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP | 10 | |||
25 | TYLV533 | Luận văn cao học (Master thesis) | 10 | ||
TỔNG SỐ TÍN CHỈ (Total credits) | 45 |
IV. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG NGHIÊN CỨU)
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ/tiết | ||
Tổng số | LT | TH, TL | |||
A | KIẾN THỨC CHUNG | 3 | |||
1 | NLTH500 | Triết học (Philosophy) | 3 | ||
B | PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ | 18 | |||
* Học phần bắt buộc | 14 | ||||
2 | TYVT502 | Vi sinh vật học thú y (Veterinary Microbiology) | 2 | 2 | 1 |
3 | CNHS502 | Hóa sinh động vật (Animal Biochemistry) | 2 | 1,5 | 0,5 |
4 | CNSL503 | Sinh lý động vật (Animal Physiology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
5 | TYVR505 | Virus học thú y (Veterinary Virology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
6 | CNTK506 | Thống kê sinh học và thiết kế thí nghiệm (Biostatistics and Experimental Design) | 2 | 1,5 | 0,5 |
7 | CNPV531 |
Phương pháp viết tài liệu khoa học (Scientific Writing)
|
2 | 1,5 | 0,5 |
8 | TYKT526 | Kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu thú y | 2 | 1,5 | 0,5 |
* Học phần tự chọn | 4/10 | ||||
9 | CNCT532 | Quản lý chất thải và môi trường chăn nuôi (Animal Waste Management and Environment) | 2 | 2 | 0 |
10 | CNCN508 | Công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi (Applied Biotechnology in Animal Husbandry) | 2 | 1,5 | 0,5 |
11 | CNDD505 | Dinh dưỡng động vật (Animal Nutrition) | 2 | 1,5 | 0,5 |
12 | CNGV511 | Giống vật nuôi (Animal Breeding) | 2 | 1,5 | 0,5 |
13 | CNPK530 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Research Methodology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
C | PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH | 29 | |||
* Học phần bắt buộc | 23 | ||||
14 | TYMD511 | Miễn dịch học (Immunology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
15 | TYBL512 | Bệnh lý học thú y (Veterinary Pathology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
16 | TYTN513 | Bệnh truyền nhiễm thú y (Veterinary Infectious Diseases) | 2 | 1,5 | 0,5 |
17 | TYDH514 | Dịch tễ học (Epidemiology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
18 | CNSS518 | Sinh sản vật nuôi nâng cao (Advances in Animal Reproduction) | 2 | 1,5 | 0,5 |
19 | TYBD516 | Bệnh dinh dưỡng (Nutritional Diseases) | 2 | 1,5 | 0,5 |
20 | TYCT524 | Nguyên lý Công nghệ sản xuất thuốc (Pharmaceutical technology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
21 | TYDL525 | Dược lý học thú y (Veterinary Pharmacology) | 3 | 2 | 1 |
22 | TYXN527 | Xét nghiệm chẩn đoán bệnh truyền nhiễm (Infectious Disease Diagnostic Procedures) | 2 | 1,5 | 0,5 |
23 | TYNG528 | Kỹ thuật ngoại khoa thú y (Veterinary Surgery Technology) | 2 | 1 | 1 |
24 | TYTC530 | Tiếp cận sức khỏe sinh thái và Một sức khỏe (EcoHealth and OneHealth Approaches) | 2 | 1,5 | 0,5 |
* Học phần tự chọn | 6/16 | ||||
25 | CNTC519 | Tổ chức quản lý ngành chăn nuôi (Management of Animal Production) | 2 | 1,5 | 0,5 |
26 | TYĐC517 | Độc chất học (Toxicology) | 2 | 1,5 | 0,5 |
27 | TYKV518 | Kiểm soát vệ sinh thú y (Veterinary Sanitary Control) | 2 | 1,5 | 0,5 |
28 | TYBK519 | Bệnh ký sinh trùng (Parasitic Diseases) | 2 | 1,5 | 0,5 |
29 | TYBN520 | Bệnh nội khoa (Interior Diseases) | 2 | 1,5 | 0,5 |
30 | CNVS509 |
Vi sinh vật trong chăn nuôi (Microorganisms in Animal Husbandry)
|
2 | 1,5 | 0,5 |
31 | CNTA512 | Thức ăn (Feeds) | 2 | 1,5 | 0,5 |
32 | CNPL525 | Phúc lợi động vật (Animal Welfare) | 2 | 1,5 | 0,5 |
D | LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP | 10 | |||
33 | TYLV533 | Luận văn cao học (Master thesis) | 10 | ||
TỔNG SỐ TÍN CHỈ (Total credits) | 60 |