Ngành: Chăn nuôi (Animal Production)
Mã số: 8620105
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành chăn nuôi giúp học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành nông nghiệp, chuyên ngành chăn nuôi; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực chăn nuôi; có kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; có tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành chăn nuôi.
II. CHUẨN ĐẦU RA
Năng lực chung | Chuẩn đầu ra |
Kỹ năng về giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc | – Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày và công việc chuyên môn liên quan đến ngành chăn nuôi; – Trước khi bảo vệ luận văn: Học viên tự học đạt chứng nhận B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II, Thông tư 15 ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). |
Kỹ năng về ứng dụng tin học trong công việc | – Soạn thảo được các tài liệu khoa học và tài liệu văn phòng. – Ứng dụng được phần mềm thống kê trong nghiên cứu chăn nuôi; – Có trình độ B tin học. |
Kỹ năng về giao tiếp trong công việc | – Có khả năng diễn đạt vấn đề bằng văn bản và đối thoại với cộng đồng và các đối tác; – Có kỹ năng đàm phán, thương thảo các vấn đề với đối tác; – Có khả năng thiết lập và duy trì quan hệ với công chúng hoặc đồng nghiệp. |
Kỹ năng về làm việc độc lập và làm việc nhóm | – Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp với đồng nghiệp trong công tác chuyên môn hoặc các vấn đề khác; – Trao đổi/chia sẽ kết quả nghiên cứu/vấn đề thảo luận rõ ràng cho các đối tượng khác nhau. |
Nhận thức về trách nhiệm công dân với cộng đồng và xã hội | – Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cao với cộng đồng, xã hội. – Có thái độ tốt trong định hướng phát triển và giải quyết vấn đề theo hướng đa ngành, đa chiều, không áp đặt; – Có tư duy hệ thống – Có quan điểm hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và các công tác khác. |
Năng lực chuyên môn | Chuẩn đầu ra |
Kiến thức
|
– Tổng hợp và phân tích được hiện trạng và xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi (trâu bò, lợn, gia cầm,…) – Đề xuất được chiến lược phát triển các đối tượng vật nuôi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. – Hiểu và giải thích được các quá trình sinh hóa, sinh lý trong cơ thể vật nuôi. – Hiểu và phân tích được các nguyên lý nguyên lý di truyền,nguyên lý chọn lọc và nhân giống vật nuôiđể có thể phân tích được hiện trạng và đề xuất các giải pháp về công tác giống phù hợp với từng hệ thống sản xuất chăn nuôi. – Hiểu và phân tích được các nguyên lý dinh dưỡng để có thể để xuất được các kỹ thuật nuôi dưỡng thích hợp cho từng đối tượng vật nuôi. – Hiểu và phân tích được các nguyên lý và công nghệ sinh sản, nguyên lý sinh trưởng vật nuôi. – Hiểu và giải thích được cấu trúc tổ chức cơ, các tính chất của thịt; các quá trình sinh hóa và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt để từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi. – Phân tích được các hệ thống sản xuất chăn nuôi hiện tại và đề xuất các giải pháp tổ chức sản xuất phù hợp cho từng đối tượng vật nuôi và hoàn cảnh cụ thể. |
Kỹ năng
|
– Phân tích được hiện trạng và xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi (trâu bò, lợn, gia cầm,…) – Đề xuất đượcchiến lược phát triển các đối tượng vật nuôi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. – Đề xuất được một chiến lược công tác giống cho một đối tượng vật nuôi cụ thể trong một hệ thống sản xuất cụ thể. – Vận dụng được các kiến thức di truyền, nguyên lý giống để phân tích hiện trạng giống và công tác giống và đề xuất các giải pháp về công tác giống phù hợp với từng hệ thống sản xuất chăn nuôi – Đề xuất được các kỹ thuật nuôi dưỡng thích hợp cho từng đối tượng vật nuôitheo từng hệ thống cụ thể. – Vận dụng được các nguyên lý và công nghệ sinh sản mới vào chăn nuôi – Vận dụng được các nguyên lý sinh trưởng, kiến thức về chất lượng thịt và đề xuất được giải pháp phù hợp cho từng đối tượng vật nuôi nhằm nâng cao sức sản xuất và chất lượng thịt. – Vận dụng được các cơ chế sinh lý để nâng cao năng suất và sức khỏe vật nuôi. – Vận dụng được các kiến thức về thức ăn, dinh dưỡng vào lập khẩu phần ăn, giải quyết thức ăn quanh năm cho vật nuôi. – Phân tích được các hệ thống sản xuất chăn nuôi hiện tại và đề xuất các giải pháp tổ chức sản xuất phù hợp cho từng đối tượng vật nuôi và hoàn cảnh cụ thể. – Thiết kế được một số kiểu thiết kế thí nghiệm, phân tích thống kê và diễn giải được kết quả nghiên cứu. – Thực hiện được các hoạt động nghiên cứu khoa học (Lập đề cương nghiên cứu, tiến hành một nghiên cứu, viết tài liệu khoa học và trình bày các kết quả nghiên cứu chuyên ngành,…) – Vận dụng được các nội dung trong các bài giảng/giáo trình chăn nuôi vào việc biên soạn bài giảng cho sinh viên ở các trường ĐH, CĐ và TH chuyên nghiệp mà học viên công tác. |
Thái độ | – Có được phương pháp tiếp cận chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học. – Có được ý thức phản biện nghề nghiệp để từ đó nâng cao khả năng sáng tạo trong hoạt động chuyên môn – Có trách nhiệm cao và đạo đức nghề nghiệp đối với cộng đồng và xã hội – Có thái độ nhân văn khi đối xử với động vật/vật nuôi – Có thái độ đúng đắn trong bảo quản và chế biến thịt an toàn, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng – Hình thành tư duy logic và coi trọng tính đặc thù về trao đổi chất và các vấn đề dinh dưỡng của từng loài vật nuôi. |
III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG ỨNG DỤNG)
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số TC | Giảng viên |
A | PHẦN KIẾN THỨC CHUNG | 3 | ||
1 | LN.TH.501 | Triết học (Philosophy) | 3 | |
B | PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ | 14 | ||
Học phần bắt buộc | 10 | |||
2 | CN.HS.502 | Hóa sinh động vật (Animal Biochemistry) | 2 |
PGS.TS. Hồ Trung Thông
PGS.TS. Nguyễn Thị Lộc
|
3 | CN.SL.503 | Sinh lý động vật (Animal Physiology) | 2 | PGS.TS. Đàm Văn Tiện |
4 | CN.DT.504 | Di truyền số lượng (Quantitative Genetics) | 2 | TS. Phạm Khánh Từ |
5 | CN.DD.505 | Dinh dưỡng động vật (Animal Nutrition) | 2 |
GS.TS. Lê Đức Ngoan
PGS.TS. Dư Thanh Hằng
|
6 | CN.TK.506 | Thống kê sinh học và thiết kế thí nghiệm (Biostatistics and Experimental Designs) | 2 | PGS.TS. Lê Đình Phùng |
Học phần tự chọn | 4/12 | |||
7 | CN.PT.507 | Di truyền phân tử (Molecular Genetics) | 2 | TS. Phạm Khánh Từ |
8 | CN.CN.508 | Công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi (Applied Biotechnology in Animal Husbandry) | 2 | TS. Phạm Khánh Từ |
9 | CN.VS.509 | Vi sinh vật trong chăn nuôi (Microorganisms in Animal Husbandry) | 2 | PGS.TS. Phạm Hồng Sơn |
10 | CN.PV.531 | Phương pháp viết tài liệu khoa học (Scientific Writing) | 2 |
PGS.TS. Hồ Trung Thông
GS.TS. Lê Đức Ngoan
|
11 | CN.PL.525 | Phúc lợi động vật (Animal Welfare) | 2 | PGS.TS. Đàm Văn Tiện |
12 | CN.TT.526 | Tập tính vật nuôi (Behaviour of Domestic Animals) | 2 | PGS.TS. Đàm Văn Tiện |
PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH | 19 | |||
Học phần bắt buộc | 13 | |||
13 | CN.GV.511 | Giống vật nuôi (Animal Breedings) | 2 | PGS.TS. Nguyễn Minh Hoàn |
14 | CN.TA.512 | Thức ăn (Feeds) | 2 | PGS.TS. Lê Văn An |
15 | CN.CB.513 | Chăn nuôi bò nâng cao (Advanced Cattle Production) | 3 |
PGS.TS. Nguyễn Tiến Vởn
PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả
|
16 | CN.GC.514 | Chăn nuôi gia cầm nâng cao (Advanced Poultry Production) | 3 | PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng |
17 | CN.CL.515 | Chăn nuôi lợn nâng cao (Advanced Pig Production) | 3 | PGS.TS. Phùng Thăng Long |
Học phần tự chọn | 6/20 | |||
18 | CN.AT.516 | An toàn thực phẩm (Food Safety) | 2 | PGS.TS. Hồ Trung Thông |
19 | CN.HT.517 | Hệ thống chăn nuôi (Animal Production Systems) | 2 | PGS.TS. Nguyễn Quang Linh |
20 | CN.SS.518 | Sinh sản vật nuôi nâng cao (Advanced Animal Reproduction) | 2 | PGS.TS. Đàm Văn Tiện |
21 | CN.TC.519 | Tổ chức quản lý ngành chăn nuôi (Management of Animal Production) | 2 | PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng |
22 | CN.CS.520 | Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi (Technology of Feed Production) | 2 | PGS.TS. Dư Thanh Hằng |
23 | CN.HD.521 | Chăn nuôi động vật hoang dã (Captured Animal Husbandry) | 2 | TS. Trần Mạnh Đạt |
24 | CN.DC.522 | Chăn nuôi dê cừu nâng cao (Sheep and Goat Production) | 2 | PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn |
25 | CN.CB.523 | Công nghệ chế biến sản phẩm chăn nuôi (Technology for Processing Animal Products) | 2 | PGS.TS. Ngô Hữu Toàn |
26 | CN.CT.524 | Chăn nuôi thỏ (Rabbit Production) | 2 | PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn |
27 | CN.SE.527 | Seminar | 2 | PGS.TS. Lê Đình Phùng |
D | LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Master thesis) | 10 | ||
28 | CN.LV.528 | Luận văn tốt nghiệp (Master thesis) | 10 | Người hướng dẫn |
TỔNG SỐ TÍN CHỈ | 46 |
IV. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG NGHIÊN CỨU)
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số TC | Giảng viên |
A | PHẦN KIẾN THỨC CHUNG | 3 | ||
1 | CN.TH.501 | Triết học (Philosophy) | 3 | |
B | PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ | 22 | ||
Học phần bắt buộc | 18 | |||
2 | CN.HS.502 | Hóa sinh động vật (Animal Biochemistry) | 2 |
PGS.TS. Hồ Trung Thông
PGS.TS. Nguyễn Thị Lộc
|
3 | CN.SL.503 | Sinh lý động vật (Animal Physiology) | 2 | PGS.TS. Trần Sáng Tạo |
4 | CN.DT.504 | Di truyền số lượng (Quantitative Genetics) | 2 | TS. Phạm Khánh Từ |
5 | CN.DD.505 | Dinh dưỡng động vật (Animal Nutrition) | 2 |
GS.TS. Lê Đức Ngoan
PGS.TS. Dư Thanh Hằng
|
6 | CN.AT.516 | An toàn thực phẩm (Food Safety) | 2 | PGS.TS. Hồ Trung Thông |
7 | CN.KT.529 | Khoa học về thịt (Meat Sciences) | 2 | PGS.TS. Trần Thị Thu Hồng |
8 | CN.PK.530 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Research Methodology) | 2 | PGS.TS. Nguyễn Minh Hoàn |
9 | CN.PV.531 | Phương pháp viết tài liệu khoa học (Scientific Writing) | 2 |
PGS.TS. Hồ Trung Thông
GS.TS. Lê Đức Ngoan
|
10 | CN.TK.506 | Thống kê sinh học và thiết kế thí nghiệm (Biostatistics and Experimental Designs) | 2 | PGS.TS. Lê Đình Phùng |
Học phần tự chọn | 4/10 | |||
11 | CN.PT.507 | Di truyền phân tử (Molecular Genetics) | 2 | TS. Phạm Khánh Từ |
12 | CN.CN.508 | Công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi (Applied Biotechnology in Animal Husbandry) | 2 | TS. Phạm Khánh Từ |
13 | CN.VS.509 | Vi sinh vật trong chăn nuôi (Microorganisms in Animal Husbandry) | 2 | PGS.TS. Phạm Hồng Sơn |
14 | CN.PL.525 | Phúc lợi động vật (Animal Welfare) | 2 | PGS.TS. Trần Sáng Tạo |
15 | CN.TT.526 | Tập tính vật nuôi (Behaviour of Domestic Animals) | 2 | PGS.TS. Đàm Văn Tiện |
C | PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH | 25 | ||
Học phần bắt buộc | 15 | |||
16 | CN.GV.511 | Giống vật nuôi (Animal Breedings) | 2 | PGS.TS. Nguyễn Minh Hoàn |
17 | CN.TA.512 | Thức ăn (Feeds) | 2 | PGS.TS. Lê Văn An |
18 | CN.CB.513 | Chăn nuôi bò nâng cao (Advanced Cattle Production) | 3 |
PGS.TS. Nguyễn Tiến Vởn
PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả
|
19 | CN.GC.514 | Chăn nuôi gia cầm nâng cao (Advanced Poultry Production) | 3 | PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn |
20 | CN.CL.515 | Chăn nuôi lợn nâng cao (Advanced Pig Production) | 3 | PGS.TS. Phùng Thăng Long |
21 | CN.CT.532 | Môi trường và Quản lý chất thải chăn nuôi (Environment and Wastes Management in Animal Production) | 2 | TS. Lê Văn Phước |
Học phần tự chọn | 10/18 | |||
22 | CN.HT.517 | Hệ thống chăn nuôi (Animal Production Systems) | 2 | PGS.TS. Nguyễn Quang Linh |
23 | CN.SS.518 | Sinh sản vật nuôi nâng cao (Advanced Animal Reproduction) | 2 | PGS.TS. Đàm Văn Tiện |
24 | CN.TC.519 | Tổ chức quản lý ngành chăn nuôi (Management of Animal Production) | 2 | PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng |
25 | CN.CS.520 | Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi (Technology of Feed Production) | 2 | PGS.TS. Dư Thanh Hằng |
26 | CN.HD.521 | Chăn nuôi động vật hoang dã (Captured Animal Husbandry) | 2 | TS. Trần Mạnh Đạt |
27 | CN.DC.522 | Chăn nuôi dê cừu nâng cao (Sheep and Goat Production) | 2 | PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn |
28 | CN.CB.523 | Công nghệ chế biến sản phẩm chăn nuôi (Technology for Processing Animal Products) | 2 | PGS.TS. Ngô Hữu Toàn |
29 | CN.CT.524 | Chăn nuôi thỏ (Rabbit Production) | 2 | PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn |
30 | CN.SE.527 | Seminar | 2 | PGS.TS. Lê Đình Phùng |
D | LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Master thesis) | 10 | ||
31 | CN.LV.533 | Luận văn tốt nghiệp (Master thesis) | 10 | Người hướng dẫn |
TỔNG SỐ TÍN CHỈ | 60 |