1. Ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành: Công nghệ thực phẩm (Food Technology)

Mã số: 9540101

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình tiến sĩ ngành Công nghệ thực phẩm nhằm đào tạo đội ngũ đạt học vị tiến sĩ có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có sức khỏe và năng lực thực hành phù hợp. Tiến sĩ ngành Công nghệ thực phẩm có trình độ chuyên môn cao ở vị trí hàng đầu của lĩnh vực Công nghệ thực phẩm với kiến thức rộng và  nâng cao trong lĩnh vực thực phẩm về (1) Công nghệ chế biến và phát triển sản phẩm theo hướng xanh, sạch và bền vững, (2) Công nghệ bảo tồn và bảo quản thực phẩm theo hướng an toàn và bền vững, (3) Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; có khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học một cách độc lập, lãnh đạo nhóm nghiên cứu và phát triển công nghệ mới thuộc các lĩnh vực chuyên ngành, có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành, khả năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn; có kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học thuộc chuyên ngành và đưa ra các hướng xử lý một cách sáng tạo; có khả năng trình bày và phổ biến các kết quả nghiên cứu ở các hội thảo trong nước và quốc tế; đồng thời có khả năng đào tạo các bậc đại học và cao học.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Năng lực chuyên môn Chuẩn đầu ra
Kiến thức
– Kiến thức tiên tiến chuyên sâu về các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực (1) Công nghệ chế biến và phát triển sản phẩm theo hướng xanh, sạch và bền vững, (2) Công nghệ bảo tồn và bảo quản thực phẩm theo hướng an toàn và bền vững, (3) Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm
– Kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực Công nghệ thực phẩm để triển khai nghiên cứu, lãnh đạo nhóm nghiên cứu để đề xuất và thực hiện các giải pháp công nghệ thuộc các lĩnh vực nói trên trong thực tiễn.
– Kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới; Cải tiến và phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
– Kiến thức về thiết kế, tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất thực phẩm sạch và phát triển bền vững.
– Kiến thức về các phương pháp, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho thực tiễn sản xuất ngành công nghệ thực phẩm.
Kỹ năng
– Kỹ năng làm chủ các lý thuyết trong nghiên cứu khoa học, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan các lĩnh vực (1) Công nghệ chế biến và phát triển sản phẩm theo hướng xanh, sạch và bền vững, (2) Công nghệ bảo tồn và bảo quản thực phẩm theo hướng an toàn và bền vững, (3) Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
– Kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn về lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.
– Kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực trên.
– Kỹ năng làm việc tập thể, tự thiết lập các quy trình sản xuất và bảo quản thực phẩm hiện đại, an toàn và bền vững, đồng thời có khả năng chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất.
– Kỹ năng trình bày, giới thiệu (bài báo, báo cáo hội nghị, giảng dạy bậc đại học và sau đại học) các vấn đề khoa học thuộc các lĩnh vực nói trên.
– Kỹ năng ngoại ngữ để tham gia thảo luận trong nước và quốc tế về các nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công nghệ thực phẩm và phổ biến các kết quả nghiên cứu ngoài thực tiễn sản xuất.
Thái độ – Tận tụy với công việc được giao hay do bản thân phụ trách, luôn hết mình với công việc.
– Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp
– Đam mê nghiên cứu khoa học, trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ suốt đời.
– Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề nghiệp.

III. DANH MỤC NGÀNH ĐÚNG, NGÀNH GẦN 

Ngành đúng Ngành gần Các môn bổ túc kiến thức ngành gần Số tín ch
Công nghệ thực phẩm Chăn nuôi Xử lý số liệu thực nghiệm 2
Công nghệ sau thu hoạch Sinh học ứng dụng Thực phẩm chức năng 2
Bảo quản và chế biến nông sản Công nghệ sinh học Các kỹ thuật hiện đại trong chế biến thực phẩm 2
Công nghệ chế biến thủy sản Hóa học Các quá trình nhiệt trong công nghệ thực phẩm 2
Đảm bảo chất lượng & An toàn thực phẩm Khoa học thủy sản Kỹ thuật lên men thực phẩm 2
Kỹ thuật thực phẩm Thú y    
  Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan    
  Kỹ thuật sinh học    
  Dinh dưỡng    

IV. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN VÀ CHUYÊN ĐỀ

TT Học phần Số tín chỉ Giảng viên đảm nhận
Học phần bắt buộc (2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Các kỹ thuật chế biến thực phẩm mới trên thế giới 2 TS. Nguyễn Văn Huế
PGS.TS. Nguyễn Văn Toản
2 Công nghệ sau thu hoạch nâng cao 2 PGS.TS. Nguyễn Văn Toản
TS. Nguyễn Đức Chung
Học phần tự chọn (chọn 2 học phần = 4 tín chỉ)
1 Kiểm định và truy xuất nguồn gốc thực phẩm 2 TS. Nguyễn Đức Chung
GS.TS. Trần Thái Hòa
2 Khai thác, ứng dụng enzyme trong công nghệ thực phẩm 2 PGS.TS. Đỗ Thị Bích Thủy
TS. Nguyễn Đức Chung
3 Khai thác ứng dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học trong bảo quản và chế biến thực phẩm 2 TS. Võ Văn Quốc Bảo
TS. Nguyễn Thị Vân Anh
4 Ứng dụng vi sinh vật trong công nghệ thực phẩm 2 PGS.TS. Nguyễn Hiền Trang
TS. Nguyễn Thị Thủy Tiên
Chuyên đề tự chọn (chọn 3 chuyên đề = 6 tín chỉ)
1 Sử dụng kĩ thuật vi bao trong bảo quản và chế biến thực phẩm 2 TS. Nguyễn Thị Vân Anh
TS. Nguyễn Đức Chung
2 Ứng dụng công nghệ nano trong bảo quản nông sản, thực phẩm 2 TS. Võ Văn Quốc Bảo
PGS.TS. Nguyễn Văn Toản
3 Chế biến tối thiểu rau, quả 2 PGS.TS. Nguyễn Văn Toản
TS. Võ Văn Quốc Bảo
4 Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản chế biến nông sản, thực phẩm 2 TS. Nguyễn Văn Huế
PGS.TS. Nguyễn Văn Toản
5 Kiểm soát quá trình lên men thực phẩm 2 PGS.TS. Đỗ Thị Bích Thủy
PGS.TS. Nguyễn Hiền Trang
6 Chất kháng ethylene trong bảo quản nông sản sau thu hoạch 2 PGS.TS. Nguyễn Văn Toản
TS. Nguyễn Đức Chung
7 Nâng cao giá trị gia tăng trong công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản, thực phẩm 2 TS. Nguyễn Văn Huế
TS. Võ Văn Quốc Bảo
8 Quá trình sinh tổng hợp ethylene trong bảo quản nông sản sau thu hoạch 2 PGS.TS. Nguyễn Văn Toản
TS. Nguyễn Đức Chung
9 Sản xuất các chế phẩm của các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật và ứng dụng trong chế biến thực phẩm 2 TS. Nguyễn Văn Huế
TS. Nguyễn Thị Vân Anh
10 Sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu 2  
11 Khai thác các tính chất có lợi của vi khuẩn lactic và ứng dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm 2 PGS.TS. Đỗ Thị Bích Thủy
PGS.TS. Nguyễn Hiền Trang
12 Sản xuất chế phẩm sinh học từ vi sinh vật và ứng dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm 2 PGS.TS. Đỗ Thị Bích Thủy
TS. Nguyễn Thị Thủy Tiên
13 Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật và ứng dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm 2 PGS.TS. Nguyễn Hiền Trang
TS. Nguyễn Thị Thủy Tiên
14 Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý phế phụ phẩm thực phẩm 2 PGS.TS. Đỗ Thị Bích Thủy
PGS.TS. Nguyễn Hiền Trang
15 Dinh dưỡng và phản dinh dưỡng 2 TS. Nguyễn Đức Chung
TS. Nguyễn Văn Huế
16 An toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến 2 PGS. TS. Nguyễn Hiền Trang
TS. Nguyễn Văn Huế
17 Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và hệ vi sinh vật đường ruột người 2 TS. Nguyễn Đức Chung
TS. Nguyễn Thị Thủy Tiên
18 Tiểu luận tổng quan 6 Người hướng dẫn
19 Luận án 70 Người hướng dẫn